==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Nghệ thuật múa rối Myanmar đã từng được các tầng lớp nhân sĩ trong xã hội ủng hộ vì nụ cười của con rối như đánh thức những việc hầu như đã bị con người lãng quên. Nhưng ngày nay, chúng chỉ còn là niềm đam mê hóa vãng tồn tại trong những khát vọng của một bộ phận người đam mê loại hình văn hóa này mà thôi.

Tìm hiểu lễ tưới cây Bồ Đề tại Myanmar Tìm hiểu lễ tưới cây Bồ Đề tại Myanmar

 

Nghệ thuật múa rối Myanmar

 

Vào tháng 4 hàng năm thì hầu hết các nơi trên đất nước Myanmar nhộn nhịp đón năm mới. Nhà hát rối Myanmar sẽ đóng cửa nghỉ ngơi 5 ngày để các diễn viên của đoàn nghệ thuật này chịu sự giáo huấn của những người giàu kinh nghiệm. Bà Mama Maing là người giàu kinh nghiệm nhất chính là người sáng lập nhà hát rối Myanmar. Bà là con của một nghệ nhân múa rối nên cái máu nghệ thuật rối như lưu truyền trong huyết quản của bà. Lúc nhỏ, bà hay theo cha đi khắp nơi để tham quan các đoàn rối nghệ thuật và cũng từ đó bà quyết tâm phát triển loại hình nghệ thuật độc đáo này.

 

Nghệ thuật múa rối Myanmar

 

Theo truyền thuyết, kịch rối xuất hiện vào thời vương triều Ba Gan độ thế kỷ XI. Từ năm 1820 đến năm 1885 là thời kỳ kịch rối được đón nhận nồng nhiệt nhất. Kỹ thuật biểu diễn đạt đến đỉnh cao khi các diễn viên kết hợp với ca múa. Chỉ đáng tiếc là hai loại hình nghệ thuật này không tồn tại được lâu dài.

 

Năm 1960, ở Myanmar còn tồn tại 5 đoàn kịch rối. Tuy nhiên, theo thời gian, những đoàn múa rối cũng tan rã và những người đã làm nên một thời vàng son cũng đã già. Trong cuộc đời làm nghệ thuật của mình, ông U Aung Myint đã sáng tác 5 câu chuyện có liên quan đến cuộc đời của Phật. Hiện ông đã 78 tuổi và là người có nhiều năm biểu diễn múa rối nhất Myanmar. Những câu chuyện ông sáng tác đã trở thành những nội dung chính trong sân khấu kịch rối. Ông chỉ sáng tác kịch bản dành riêng cho kịch rối. Vào năm 1990, khi bà Mama Maing quyết định thành lập đoàn kịch rối, việc đầu tiên bà làm là mời ông U Aung Myint tham gia. Cả 2 người đều có cùng mục đích là khơi nguồn lại một loại hình văn hóa đã một thời rực rỡ trên đất nước của mình cho con cháu học hỏi.

 

Myanmar là quốc gia nằm ở nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa. Đất nước này còn được mệnh danh là Thánh địa vàng vì có nhiều chùa Phật với những đỉnh nhọn cao vút gây ấn tượng mạnh trong lòng khách thăm quan. Từ xa xưa, Myanmar đã được công nhận là thành phố thể hiện nét văn hóa truyền thống rất rõ. Nhiều người cho rằng muốn tiếp cận trái tim Myanmar thì nhất thiết phải đến Mandalay vì Mandalay chính là trung tâm của Myanmar. Và bà Mama Maing đã quyết định mở nhà hát rối ở Mandalay.

 

Ngày xưa, khán giả của đoàn hát là hoàng đế, ngày ngay là Lữ khách . Chính vì diễn cho khách thăm quan xem nên vở diễn chỉ ngắn trong 1 giờ. Nhân vật rối được chú tâm nhiều nhất là Nat-ca-do. Chúng nhảy múa theo những vũ điệu truyền thống để biểu thị lòng tôn kính đối với thần linh. Những động tác của cơ thể chính là phần chính yếu trong biểu diễn rối dây. Chỉ với một vài sợi dây, nghệ sĩ có thể điều khiển con rối với những động tác phức tạp. Khi biểu diễn, họ phải kết hợp nhịp nhàng với nhạc công và diễn viên hát rối. Nghệ sĩ hát rối phải có trí nhớ tốt, để thể hiện cả một câu chuyện dài nhiều chi tiết mà chẳng cần văn bản. Đây chính là những điều kỳ diệu trong múa rối, là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của vở diễn.

 

Đối với người Myanmar, ranh giới giữa tự nhiên và siêu nhiên rất mong manh. Người ta tin rằng, rối cũng có linh hồn và khi biểu diễn thì linh hồn sẽ hoạt động. Lúc tạo hình cho các nhân vật rối, nghệ nhân phải tuân thủ theo nhiều quy tắc. Tượng rối không chỉ đẹp mà đòi hỏi phải thật sự sống động, có hồn. Khi con rối đã cũ thì mọi người đều giữ lại vì họ xem đó là cách lưu giữ truyền thống của một môn nghệ thuật độc đáo này.

Nghệ thuật múa rối Myanmar

Nghệ thuật múa rối Myanmar
16 1 17 33 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==