==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Bagan nổi tiếng với nghề làm sơn, hay quen gọi là sơn mài, nhưng thực ra không phải sơn mài, vì không có công đoạn mài nhiều.

Những trải nghiệm khiến bạn không thể quên Myanmar Những trải nghiệm khiến bạn không thể quên Myanmar

hành trình Myanmar đến Bagan bạn sẽ được biết đến với nghề truyền thống Sơn mài tại đây.

Nghề Sơn mài nổi tiếng tại Bagan, Myanmar - Ảnh 1

Cặp bình cúng bằng sơn mài khảm vàng bạc. có họa tiết hoa lá và chim thần. Khoảng thế kỷ 19, Myanmar.

Sơn của Bagan có các loại cốt, từ kim loại tới gỗ, gốm, tre, mây. Nhưng phải nói là đặc biệt nhất là loại sơn trên cốt tre mỏng. Thời trước, tre cật được chẻ mỏng như như sợi tóc, đan thành những cái hộp hình trụ mỏng như giấy. Cũng có người không chẻ được sợi tre thật nhỏ thì đan sợi ngang bằng những sợi lông đuôi ngựa, còn nan dọc thì vẫn là những nan tre bản rộng cỡ 2mm, mỏng tang.

Ngày nay, loại dùng đuôi ngựa vẫn phổ biến, để làm ra những sản phẩm thật mỏng. Còn đối với đa số các sản phẩm công nghiệp thường thì không đan nữa mà chỉ dùng keo dán cuốn tre từng vòng, như vẫn thấy ở Việt Nam. Tuy nhiên, ngay cả cuốn thì tre cũng được chẻ rất mỏng nên đồ vẫn mỏng hơn Việt Nam nhiều.

Nghề Sơn mài nổi tiếng tại Bagan, Myanmar - Ảnh 2

Hộp sơn mài đựng trầu của Myanmar khảm vàng và cẩn đá. Cuối thế kỷ 19.

Sau đó, mỗi mặt của hộp tre, cả mặt trong và mặt ngoài, sẽ được bôi lần lượt 18 lớp sơn. Mỗi lớp sơn bôi xong lại phải ủ ẩm trong phòng tối 1 tuần mới khô để có thể bôi tiếp lớp sau. Có nghĩa là sau 18 tuần mới có thể xong lớp vóc. Sau 18 lớp, vóc mới được đánh bóng, như vậy cũng có thể tạm gọi là mài, nhưng không theo nghĩa của mài sơn Việt Nam.

Những hộp vóc thô mài xong màu đen bóng lộn. Sau 36 nước sơn 2 mặt mà hộp vẫn mỏng dính, dẻo quẹo, đàn hồi, bóp nặn không vỡ, không méo. Kinh hãi nhất là vỏ hộp và thân hộp đều tròn và mỏng dính mà lắp vào chuẩn đét, không thừa không thiếu. Từ những hộp nhỏ như quả cau, tới những hộp to hình trụ cao tới gần nửa mét đều khít không tì vết. (Thường ở Việt Nam ta hay gặp, nếu vỏ quá nhỏ thì hộp không đóng được; còn nếu quá to thì lại lọc xọc; hay chỗ to chỗ nhỏ thì sơn sẽ trày xước hoặc khi đóng phải lựa thế mới đóng được). Đó là chưa kể bên trong hộp còn có nhiều ngăn tròn, tạo thành dạng cặp lồng nhiều lớp. Những ngăn này cũng được đặt vào vừa khít luôn. Đặc biệt là những hộp cổ hàng trăm năm vẫn đóng mở trơn tru, hoàn hảo, không vết nứt, vết xước.

Nghề Sơn mài nổi tiếng tại Bagan, Myanmar - Ảnh 3

Rương sơn mài sơn đen và mạ bạc, đặt trên giá. Kích thước 81 x 86 x 51cm. Họa tiết hình người và phong cảnh. Cuối thế kỷ 19, Myanmar

 

Sơn Miến điện được lấy từ cây Sơn Đào (Melanorrhoea usitata) là một loại cây rừng thuộc họ đào lộn hột. Người ta rạch vỏ cây hứng nhựa như ở ta lấy mủ cao su. Không biết nhựa cây này có pha thêm gì không nhưng khi dùng thì thấy có màu đen bóng, dạng lỏng. Sơn này có vẻ không độc như sơn ta, nên người thợ dùng tay trần và giẻ để bôi sơn lên đồ, và vào xưởng không thấy có mùi gì. Đồ sơn này vẫn dùng đựng thức ăn, nước uống, cả nóng lẫn lạnh đều được.

Sau khi có vóc, người ta mới bắt đầu làm các họa tiết bằng cách dùng dao trổ khắc lên mặt sơn rồi xoa màu hoặc dát vàng bạc lên. Những chỗ bị khắc sẽ bám màu, những chỗ còn lại bóng lừ nên sẽ không bám màu, tương tự như kỹ thuật sáp ong của người Mông ở ta.

Sau khi xong một màu, muốn làm màu thứ hai thì lại phải phủ lên bề mặt một lớp keo trong để bảo vệ màu trước, rồi mới khắc tiếp lên những chỗ định nhuộm màu thứ hai. Khi xong hết các lớp màu thì lại phải khử lớp keo trong để chỗ có màu không bị bóng, thì hình ảnh mới có chiều sâu và tự nhiên.

Nghề Sơn mài nổi tiếng tại Bagan, Myanmar - Ảnh 4

Một hộp sơn mài Myanmar để đựng thuốc.

Hoa văn chạm khắc của Myanmar thường vô cùng tinh vi, chi chít, các hình lồng xoắn vào nhau như rừng. Tuy nhiên nhìn kỹ thì vẫn có những motive theo các câu chuyện trong kinh Phật.

Giữa các hộp nhìn bề ngoài có thể chi chít như nhau, nhưng khi xem kỹ thì từng đường nét rất khác. Những nghệ nhân cao tay, mỗi hình trong hàng ngàn hình vẽ đều trau chuốt, sinh động, mặt mũi đẹp đẽ, hoàn hảo không chê được. Còn thợ quèn thì cùng hình đó nhưng nét xệch xoạc, chỉ mang tính hoa văn trang trí thôi. Vì vậy, hai hộp có thể trông y như nhau mà giá có thể chênh nhau cả chục lần. Những hộp nhỏ do nghệ nhân vẽ có thể giá lên cả ngàn USD, mà cũng đúng thôi, công vẽ một hộp như vậy cả vài tháng trời, chưa kể vóc phải rất chuẩn. Đồ rẻ hơn thì thường không vẽ người, vẽ cảnh nữa, mà chỉ làm các họa tiết kỷ hà, mặc dù cũng khá chi tiết.

Nhưng đó là đều nói về đồ xịn. Còn ở ngoài chợ, ngoài các đền chùa, đồ sơn mài bán đa số là đồ giả, bán giá vài đô một món đồ. Đó là các loại sơn dùng sơn công nghiệp bây giờ, chỉ phun một hai lần, để một thời gian là xộc xệch, bong tróc, chưa kể độc. Một trong những cách thử sơn đểu hay xịn là dùng những dung môi mạnh như cceton bôi lên mặt sơn. Sơn đểu sẽ bị hòa tan một phần và phai ra miếng giẻ, còn sơn thật thì không phai.

Chúng tôi vào một trong những hàng sơn xịn nhất Bagan, nhưng cũng không chọn được món nào. Những thứ hơi hợp mắt đều giá rất đắt, mà thực ra dù đắt cũng thấy chưa thực sự xúc động lắm, bởi vì nó mới có sự hoàn hảo chứ vẫn thiếu đi chút hồn vía.

Nghề Sơn mài nổi tiếng tại Bagan, Myanmar - Ảnh 5

Bộ hộp sơn mài Myanmar.

Đến trưa, lang thang trong chợ Nyaung U, bỗng dưng lại lạc vào một cửa hàng đồ cổ có nhiều hộp sơn hàng trăm năm vô cùng đẹp, mà giá lại phải chăng, chỉ dưới 300 USD một hộp. Hỏi ra thì ông bán hàng này vốn sưu tầm đồ cổ có tiếng Bagan. Ông đi khắp nước, tới các tu viện và mua lại những hộp đó. Những hộp đẹp như vậy vốn gần như không có trong dân gian, mà là đồ cúng vào tu viện. Tu viện để cả đống hộp hàng trăm năm, nhiều khi không hề dùng đến, nay đem bán lại.

Ông nói ông đã mua rất nhiều, và bán đi rất nhiều. Chỉ khoảng 2 năm nữa sẽ không còn cái nào. Chúng tôi hỏi sao những đồ này lại đẹp và rẻ hơn đồ mới. Ông nói là vì ngày xưa họ có thời gian, họ dành cả năm trời để làm một đồ. Họ làm đồ cúng dường, chứ không phải cho người. Còn ngày nay không ai bỏ nhiều thời gian thế, cũng không ai trả nổi tiền công như thế nữa.

Lại hỏi nếu bán hết như vậy có đáng tiếc không. Ông bảo chẳng đáng tiếc. Những đồ đẹp nhất đã có trong bảo tàng, và thợ giỏi nếu muốn vẫn bắc chước được. Có điều họ không còn lý do để làm như vậy nữa. Người dân Myanmar thì không cầu kỳ tới như vậy cho bản thân họ. Người ta lại không còn dồn tất cả tâm trí cho Phật nữa, và người nước ngoài thì cũng không đáng hưởng những thứ đó, và cũng không trả nổi tiền. Vậy một vật không còn lý do tồn tại sẽ không tồn tại nữa, thế thôi.

Lại hỏi ông biết rõ giá trị món đồ như vậy, sao còn bán với giá rẻ như vậy? Ông nói tôi buôn bán, mua rồi bán, có lãi là được. Tuy biết đồ quý nhưng không có lực để giữ. Tôi trước buôn bán lớn lắm, nhưng năm trước cửa hàng bị cháy, mất gần hết, bây giờ mới bắt đầu khôi phục, nên chẳng thể thích gì là giữ được.

Nguồn: soi.today

Nghề Sơn mài nổi tiếng tại Bagan, Myanmar

Nghề Sơn mài nổi tiếng tại Bagan, Myanmar
87 9 96 183 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==