hành trình Myanmar - Âm nhạc truyền thống Myanmar rất đặc sắc với dàn nhạc truyền thống Myanmar bao gồm một bộ trống, một bộ cồng chiêng, những chuông tre, và những nhạc cụ hơi, gồm hne – cho âm thanh rất cao – và sáo cùng chũm chọe. Một bộ trống lớn có tới hai mươi mốt chiếc, còn bộ trống nhỏ thì có chín chiếc. Bộ cồng gồm mười chín chiếc. Đôi khi, thay cho bộ cồng là bộ chiêng tứ giác, nó gồm dàn chiêng treo trên một chiếc khung hình chữ nhật và thêm một vài chiếc chiêng tròn.
Những nét đặc trưng trong văn hóa Myanmar bạn nên biết
Âm nhạc truyền thống Myanmar rất đặc sắc với dàn nhạc truyền thống Myanmar bao gồm một bộ trống, một bộ cồng chiêng, những chuông tre, và những nhạc cụ hơi, gồm hne – cho âm thanh rất cao – và sáo cùng chũm chọe. Một bộ trống lớn có tới hai mươi mốt chiếc, còn bộ trống nhỏ thì có chín chiếc. Bộ cồng gồm mười chín chiếc. Đôi khi, thay cho bộ cồng là bộ chiêng tứ giác, nó gồm dàn chiêng treo trên một chiếc khung hình chữ nhật và thêm một vài chiếc chiêng tròn.
Trong nền âm nhạc dân gian, đàn Saung-gauk là một loại đàn đặc trưng nhất của Myanmar. Đàn Saung-gauk có hình dáng giống như chiếc thuyền và thường được đệm cho các bài hát cổ. Muốn chơi được loại nhạc cụ này điêu luyện và có hồn, các nhạc công phải luyện tập ít nhất trong vòng 10 năm. Vì lẽ đó, các nhạc công chơi thành công loại đàn này ở Myanmar không có nhiều và khoản đầu tư cho tập luyện cũng không hề ít.
Ngoài ra, Myanmar còn có một số nhạc cụ dân tộc tiêu biểu khác khá ấn tượng như Sidaw (trống đại) dùng trong những dịp lễ trọng đại, ozi (trống có hình chiếc vò) và dobat (trống cơm) dùng trong hội làng, bonshay (chiếc trống dài) và bongyi (trống cái) dùng trong hội mùa và hội xuống đồng. Trống của người Myanma có thể thay đổi được âm vực bằng cách người ta đính một cục cơm nếp trộn với tro vào đáy trống làm âm thanh của nó thay đổi. Và còn rất nhiều nhạc cụ độc đáo khác như: Đàn puttalar là một loại mộc cầm làm bằng các thanh tre hay thanh gỗ. Người Chin có một loại kèn giống như kèn ôboa, gọi là bu-hne, một quả cầu có gắn một số ống tre hay sậy. Bộ cồng chiêng của người Mon được treo giá đỡ hình móng ngựa. Sáo của người Kayah là những ống tre dài ngắn khác nhau kết lại thành hình tam giác.
Không chỉ ấn tượng với nền âm nhạc dân gian, những điệu múa cổ truyền của Myanmar cũng rất độc đáo . Nghệ thuật múa của nước này đã có từ thời đại tiền – Phật giáo, khi việc thờ cúng nat (thần linh) luôn kèm theo việc nhảy múa. Các vũ điệu rất sôi nổi và đòi hỏi người biểu diễn phải thực hiện những cử động rất khó giống như làm xiếc. Ngoài ra vũ điệu Myanma cũng rất đoan trang, các vũ công nam nữ không khi nào chạm vào nhau. Những người mới học trước hết sẽ được dạy múa ka-bya-lut, một vũ điệu truyền thống căn bản. Có một vũ điệu hết sức thú vị trong đó các vũ công làm những động tác như những con rối. Chính vì thế mà người ta nói rằng vũ điệu của người Myanmar là sự bắt chước kịch rối, thể loại sân khấu đã có thời thay thế cho những vũ công thật. Nữ vũ công chính mặc trang phục cung đình, áo khoác tay dài, vạt rộng thắt eo; longyi dài phấp phới theo những bước chân. Vũ công nam chính ăn mặc như hoàng tử, longyi lụa, áo khoác và chít khăn trắng. Các vai khác gồm tiểu đồng, binh lính, zawgyi (pháp sư) và nat.
Yein, vũ điệu nổi tiếng trong Lễ hội Nước, với các vũ công, thường là nữ, ăn mặc giống nhau và thực hiện những động tác như nhau, còn hna-par-thwa là màn múa đôi. Điệu múa con voi, trong Lễ hội Múa Voi được tổ chức tại Kyaukse, gần Mandalay, với những vũ công đội những hình nộm voi bằng bìa. Điệu múa anyein là kết hợp điệu múa đơn với anh hề lupyet xen vào chọc cười giữa màn diễn, châm chọc những sự kiện đương thời và những chủ đề khác. Đôi khi hai hay nhiều vũ công lần lượt biểu diễn với gươm giáo hay những loại trống lớn nhỏ. Các điệu múa của người thiểu số thường là các màn múa thành nhóm, trong đó các nam nữ thanh niên nhảy múa với nhau.