Nhưng đối với tôi, một thằng đam mê phượt khám phá mọi nơi, đến với nhiều vùng đất mới. Ban đầu tôi cũng như bao người, e dè khi hành trình Myanmar, nhưng khi đến với mảnh đất nơi đây: Tôi mới nhận ra Myanmar không đơn giản thế, nơi đây có vô số điều tuyệt vời mà chỉ khi bạn đến và cảm nhận mới thấy được. Văn hóa, phong tục của người Myanmar vô cùng đa dạng, thiên nhiên của họ đẹp và hung vĩ chẳng khác gì Việt Nam, còn con người Myanmar thì thân thiện và chân chất vô cùng…có thể nói như vậy các bạn sẽ khó hình dung nhưng:
Kinh nghiệm Vivu Myanmar 2024 - Hành trình đôi bạn trẻ 7 ngàyTrong tiềm thức và suy nghĩ của nhiều người Việt Nam, đến Myanmar còn khá xa lạ và không để lại được nhiều ấn tượng nhiều. Có chăng cũng chỉ là một đất nước khó khăn, bụi bặm và cuộc sống người dân còn nghèo khổ, truyền thống văn hóa bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc nên không có thích…
Khi mà Seagame được tổ chức tại Myanmar, trong mắt tôi không chỉ có những môn thể thao, không chỉ có những bức ảnh action của những “vận động viên vàng”. Không phải vô cớ mà buổi lễ bế mạc, nước chủ nhà luôn muốn gửi tới bạn bè quốc tế những hình ảnh đặc sắc nhất về văn hoá, con người đất nước họ.
Và tôi muốn gửi tới các bạn phần nào cuộc sống, văn hoá, Kinh Nghiệm Khám Phá Myanmar thông qua các bức ảnh chân dung người dân nơi đây.
Chỉ mới chính thức mở cửa với thế giới vài năm trở lại đây, cơ bản cuộc sống người dân Myanmar còn khá khó khăn. Bất cứ ai, kể cả trẻ em cũng phải lăn lội trong cuộc mưu sinh (Ảnh: Một cậu bé bắt đầu ngày mới với việc đi đốn củi cho gia đình sử dụng hàng ngày)
Việc phổ cập tri thức mặc dù đang được chính phủ nước này thúc đẩy mạnh nhưng vẫn còn ở mức yếu bởi cơ sở hạ tầng còn trong quá trình xây dựng cơ bản. (Ảnh: Một cô giáo bế con lên lớp học. Các lớp học ở Myanmar phần lớn vẫn là lợp lá cọ, vách tranh nứa, vô cùng đơn sơ)
Cuộc mưu sinh của người dân Myanmar khó khăn hơn một phần do cơ sở hạ tầng chưa thực sự phát triển. Việc giao thương phụ thuộc nhiều vào các phương tiện vận tải nhỏ và các con đường chật hẹp. (Ảnh: Hàng hoá và người đa phần được vận chuyển trên những chiếc xe tải nhỏ và thường xuyên được tận dụng để chở được nhiều nhất có thể)
Người giàu ở Myanmar không có nhiều, tập trung chính ở các nhóm Hoa kiều, Thái kiều và bộ phận nhỏ tầng lớp cao của Myanmar. Thu nhập của người dân chỉ trong khoảng 100-200$/tháng. (Ảnh: Một người thợ đang sửa lại chiếc xe đạp, phương tiện khá phổ biến ở các khu dân cư nghèo, nơi đa số người dân sống nhờ buôn bán nhỏ)
Giống như nhiều nước nghèo ở châu Á, các món ăn vặt đường phố phục vụ dân nghèo Myanmar được bán rất nhiều. Và thu nhập cả ngày thường phụ thuộc vào những đồ bán lặt vặt như vậy (Ảnh: Một người phụ nữ bán bánh kếp và các món bánh rán trên đường phố Nay Pyi Taw. Mỗi ngày bà chỉ lời khoảng 40-50.000 đồng tính theo tiền Việt)
Mặc dù đã mở cửa với thế giới, nhưng cơ bản người Myanmar vẫn giữ gìn khá tốt những nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của mình, trong đó có trang phục truyền thống. Longy, chiếc váy truyền thống của người Myanmar vẫn được mặc dù nó không thực sự tiện dụng trong công việc hàng ngày (Ảnh: Một thợ mộc Myanmar cùng đồ nghề được giắt trong chiếc Longy truyền thống)
Ngoài đá quý, ngành đem về nhiều ngoại tệ nhất cho Myanmar, chương trình cũng đang là mũi nhọn mà đất nước này hướng tới nhằm thu hút các nguồn đầu tư và nâng cao thu nhập cho người dân (Ảnh: Một cô bé Myanmar bán hoa cho lữ khách ở các đền chùa. Với giá 100 Kyat tương đương 2.000 đồng Việt Nam, những vòng hoa này được bán rất dễ và thường được người dân mua về thắp hương hàng ngày)