==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Nhiều người đam mê hành trình Myanmar đã đặt cho đất nước này cái tên thân thiện là “Miền Đất Vàng” bới sự ấn tượng của họ khi đến với Myanmar, bởi họ bị choáng ngợp với ánh hoàng kim của những ngôi chùa lát vàng lạ mắt mà rải đều khắp mọi miền đất nước, bởi sự “giàu có”, phong phú của khoáng sản và thiên nhiên nơi đây, bởi những đặc sản thiên nhiên và đặc biệt với cái cách mà con người nơi đây tiếp đãi họ, cách mà họ trân trọng cuộc sống thường ngày của họ….

Khám phá đất nước Myanmar đầy thú vị mà không tốn quá nhiều chi phí Khám phá đất nước Myanmar đầy thú vị mà không tốn quá nhiều chi phí

 

du lịch myanmar đến với miền đất vàng

Với đia thế là đất nước lớn thứ 2 vùng Đông Nam Á, giáp ranh biên giới với nhiều nước như Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thailand. Với tổng diện tích lên tới 677,000 m2, vùng đất gấp đôi Việt Nam này có diện tích tương đương với tổng diện tích của Anh Quốc và Pháp. Lãnh thổ Myanmar trải dài 2051 km từ Bắc tới Nam và khoảng 936km từ Đông sang Tây, với 2243 km đường bờ biển giáp ranh Ấn Độ Dương. Hơn 50% lãnh thổ Myanmar được bao bọc bởi rừng. Với dân số khoảng 60 triệu dân, mật độ dân số của Myanmar là 70 người/ km2…

Với thủ phủ chính là Nay Pyi Taw, Myanmar còn nổi tiếng bởi thành phố thương mại bậc nhất Đông Nam Á: thành phố Yangon, hay còn được biết đến như là thành phố của ngôi chủa Shwedagon nổi tiếng và của quần thể những ngôi chùa vàng.

du lịch myanmar đến với miền đất vàng

Có thể nói Myanmar đang có tiềm năng phát triển cực mạnh về mọi mặt, đặc biệt là chương trình Myanmar. Những năm gần đây, có hàng loạt những Chương trình Myanmar với chương trình vô cùng hấp dẫn giúp Lữ khách tìm hiểu và khám phá đất nước còn bí ẩn này mà giá cả lại hết sức hợp lý. Chính sự mở cửa của chính phủ và người dân Myanmar đã khiến cho thế giới có con mắt nhìn khác hơn so với Myanmar của ngày xưa.

Người ta thường gọi, nên gọi miền đất này là Burma hay Myanmar? Tên chính xác của đất nước nhỏ bé này là Myanmar. Còn Burmar là chỉ tên dân tộc chiếm tại đa số dân số cả nước, như chúng ta vẫn hay gọi người Kinh để chỉ đại đa số những con người Việt Nam. Trên khắp lãnh thổ, có đến 135 dân tộc cùng sinh sống, và sự đặc sắc của văn hoá, trang phục và tính cách con người đã hoà quyện tạo nên một tổng thể hài hoà đầy màu sắc của Myanmar.

du lịch myanmar đến với miền đất vàng

Các vùng đất cao nằm dọc từ bắc tới nam.Càng về phía nam độ cao càng giảm dần tới miền đồng bằng. Đặc điểm địa lý của Myanmar có thể được chia thành 4 loại: vùng cao nguyên ở phía đông, các rặng núi cao ở phía tây, vùng đồng bằng trung tâm và vùng duyên hải Rakhine. Bốn con sông lớn ở đây gồm sông Ayeyarwaddy, sông Thanlwin, Chindwin và sông Sittaung. Được xem như mạch chảy chính xuyên suốt vùng đất này, sông Ayeyarwaddy – con sông dài nhất Myanmar -  đóng vai trò vô cùng quan trọng tới cuộc sống của những người dân Myanmar trên suốt 1238 chiều dài dòng chảy của mình.

Myanmar thuộc vùng khí hậu nhiệt đới với 3 mùa rõ rệt: mùa hè, mùa mưa và mùa lạnh. Mùa hè bắt đầu từ tháng 3 tới giữa tháng 5, mùa mưa từ giữa tháng 5 cho tới tháng 10, còn lại là mùa lạnh.

Tiếng Myanmar là ngôn ngữ chính thức, ngoài ra tiếng Anh cũng được dạy phổ biến ở các trường học và được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng.Ở các thành phố lớn, tiếng Hoa và tiếng Tây Tạng cũng được sử dụng phổ biến.

du lịch myanmar đến với miền đất vàng

Hơn 80% dân số của Myanmar theo Phật giáo, một số khác theo đạo Cơ Đốc và Hồi Giáo. Quyền tự do tôn giáo rất được tôn trọng ở Myanmar

Triều đại đầu tiên của Myanmar là triều đại vua Anawrahta vào thế kỉ 11. Nhờ tài lãnh đạo sáng suốt, vua Anawrahta đã thống nhất và mở rộng ảnh hưởng ra khắp Myanmar hiện nay. Triều đại hưng thịnh này sụp đổ vào cuối thể kỉ 13 sau khi bị xâm chiếm bởi quân Mông Cổ. Hơn 20 năm sau, người Miến Điện lại tái lập được vương quốc của họ và bắt đầu phát triển rực rỡ. Triều đại thứ 2 với thủ phủ là Bago được xây dựng vào thế kỉ 16 bởi vua Bayinnaung.Triều đại thứ 3 cũng là triều đại cuối cùng của Đế chế Miền Điện được hình thành bởi vua Alaungpaya năm 1752. Tuy nhiên dưới sự phát triển mạnh mẽ của chế độ thuộc địa vào thế kỉ 19, Miến Điện đã mất nhiều vùng lãnh thổ vào tay người Anh sau sự thất bại của các cuộc chiến tranh Anh-Miến năm 1825, 1852 và 1885. Trong suốt thế chiến thứ 2, Miến Điện tạm trở thành thuộc địa của Nhật trong suốt 3 năm trước khi được giải phóng bởi quân Đồng Minh năm 1945. Bắt đầu từ ngày 4 tháng 1 năm 1948, Miến Điện được chính thức công nhận là một quốc gia độc lập với cái tên chúng ta biết ngày nay: nước Cộng hoà Liên bang Myanmar.

du lịch myanmar đến với miền đất vàng

Myanmar là một đất nước nông nghiệp, từng được biết đến với cái tên: “Chén cơm Châu Á”. Gạo cũng là thực phẩm chính và là nông phẩn xuất khẩu quan trọng nhất của đất nước này. Gỗ Tếch (teak) hay Giá Tỵ và các sản phẩm từ gỗ cũng được khai thác kinh tế mạnh mẽ ở Myanmar nhờ vào diện tích rừng lớn. Các ngành khai thác đá quý như kim cương và các khoáng sản như kim loại, dầu mỏ, khí gas cũng phát triển rất mạnh mẽ và đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của đất nước chùa Vàng. Con người Myanmar được biết đến với sự thân thiện, cần cù và rộng lượng.

Khám phá vẻ đẹp của Myanmar, miền đất vàng của châu Á

Khám phá vẻ đẹp của Myanmar, miền đất vàng của châu Á
13 1 14 27 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==