==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Ở một nơi mà không hề có đặc sản nổi tiếng, không cảnh đẹp cũng như không đảm bảo sự an toàn nhưng ở đó có những câu chuyện đầy tính chất bí ẩn, huyền thoại về người phụ nữ mang bộ ‘’mặt hổ’’ khiến vùng đất Tây Myanmar lại chất chứa điều thôi thúc những người ưa mạo hiểm.

Đừng ngủ quên khi bình minh Bagan đã thức dậy Đừng ngủ quên khi bình minh Bagan đã thức dậy

Ghé thăm bộc lạc người ‘’mặt hổ’’ tại miền tây Myanmar - Ảnh 1

Những người phụ nữ ‘’mặt hổ’’ này sống rất ẩn mình, sâu bên trong khu vực miền núi hẻo lánh tại tỉnh Chin, miền Tây Myamnar. Sở dĩ gọi họ như vậy vì trên khuôn mặt của những người phụ nữ này đều chằng chịt những vết xăm với đủ thể loại hình thù trên mặt. Theo quan niệm của họ, những ai càng có nhiều vết xăm thì đồng nghĩa với việc đó là người dũng cảm và mang vẻ đẹp riêng. Tục lệ này bắt đầu từ thế kỷ thứ 11 và tới năm 1960 đã bị xóa bỏ, và tại đây là những người Chin cuối cùng còn sở hữu khuôn mặt xăm, mặt hổ.

Ghé thăm bộc lạc người ‘’mặt hổ’’ tại miền tây Myanmar - Ảnh 2

Bộ tộc Chin sống trong những căn nhà hết sức đơn sơ, ở sâu trong rừng

Những người Chin muốn lấy chồng bắt buộc trên mặt phải có hình xăm dù cách xăm này đem lại cho họ không ít đau đớn. Nguồn gốc xuất phát từ truyền thuyết khi một vị vua đi ngang qua vùng này và nhận thấy phụ nữ ở đây mang vẻ đẹp rất lôi cuốn nên đã bắt một người về làm vợ. Và kể từ đó, để bảo vệ con gái mình, những gia đình tại đây sẵn sàng xăm lên mặt con gái của mình.

Ghé thăm bộc lạc người ‘’mặt hổ’’ tại miền tây Myanmar - Ảnh 3

Còn một cách giải thích khác đó là liên quan tới tôn giáo. Xưa kia, Miến Điện từng bị thực dân Anh cai trị và người Chin bắt buộc phải đi theo kyto giáo hoặc chấp nhận song song với tín ngưỡng xa xưa của mình. Những người già tại Chin kể rằng, họ được dậy rằng chỉ ai có mặt xăm hình thì khi chết đi mới được lên thiên đường.

Ghé thăm bộc lạc người ‘’mặt hổ’’ tại miền tây Myanmar - Ảnh 4

Trong cộng đồng người Chin có tới 6 bộ lạc khác nhau và mỗi bộ lạc lại có một cách thể hiện hình xăm không giống nhau. Với người M’uun họ sẽ dùng ký hiệu của chữ D hoặc P móc nối với nhau ở hai bên má, còn trên trán sẽ là hình chữ Y. Còn đối với tộc người M'kaan với những đường xăm theo hàng lối trên trán và cằm. Tộc người Dai và Yindu chỉ sử dụng đường dọc thẳng trên toàn bộ khuôn mặt, kể cả đó là vùng ví mắt. Người Nga Ah đặc trưng với chấm tròn cùng đường kẻ. Còn phụ nữ bộ lạc Uppriu sẽ như đắp mặt nạ với phần xăm biến thành màu tro hoặc đen khác hẳn với màu da vốn có.

Ghé thăm bộc lạc người ‘’mặt hổ’’ tại miền tây Myanmar - Ảnh 5

Nguyên liệu để xăm hoàn toàn tự nhiên. Đó là lá cây rừng, bồ hóng và chồi cây. ‘’Mực’’ xăm làm từ lá cây, bồ hóng để sát trùng vết thương còn chồi cây để đắp mặt làm lành vết xăm. Phần ‘’kim’’ xăm, người Chin sử dụng gai nhọn được lấy từ một số loại cây rừng.

Ghé thăm bộc lạc người ‘’mặt hổ’’ tại miền tây Myanmar

Ghé thăm bộc lạc người ‘’mặt hổ’’ tại miền tây Myanmar
50 5 55 105 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==