Hai địa điểm đang ngày càng thu hút khách hành trình Myanmar nhất trong thời gian gần đây chính là Bagan và hồ Inle. Dưới đây là những cảm nhận của 2 bạn trẻ về chuyến đi tuyệt vời này bạn nên đọc qua để biết rõ hơn về đất nước và con người Myanmar.
Khám Phá Nét Văn Hóa Chợ Lề Đường Ở YangoBagan
Sau 8 tiếng dần mình trên xe khách, khoảng 6h sáng sớm chúng tôi có mặt tại bến xe của Bagan - cố đô từ thời xa xưa hay còn được gọi là thành phố của vạn ngôi chùa. Bagan là vùng đất bằng phẳng nhưng đã bị hoang hóa, đất đai không màu mỡ. Dọc đường chúng tôi đi chỉ có cây cỏ bụi, cây thốt nốt và những cây lạc, vừng... người dân trồng trên những khu đồi nhỏ. Bình minh Bagan đến sớm, 6 giờ sáng mà nắng đã chan hòa trên khắp nẻo đường.
Cây thốt nốt
Một người lái xe ngựa thạo tiếng Anh tới mời chào chúng tôi về trung tâm Bagan bằng phương tiện này. Giá khá rẻ: 6.000 kyat (khoảng hơn 120.000 đồng), trong khi xe taxi là 8.000 kyat (khoảng 170.000 đồng). Muốn trải nghiệm cảm giác xe ngựa được nghe nhiều Lữ khách kể lại, nhưng thời điểm chọn của chúng tôi đúng là sai lầm khi vừa trải qua 8 tiếng trên ô tô đi đường đèo núi lại thêm gần 1 tiếng lắc lư trên xe ngựa với bụng đói…
Xe ngựa tại Bagan
Bagan chia làm 2 khu là Newbagan, Oldbagan. Khu mà khách thăm quan thích tham quan nhất đó là Oldbagan với hàng nghìn ngôi chùa lớn nhỏ. Phần lớn có kiến trúc như kiểu kim tự tháp, có những ngôi dát vàng lấp lánh, có những ngôi trong đó có 4 bức tượng đúc vàng cao tới 3-4 mét.
Hàng nghìn ngôi đền, chùa tại cố đô Bagan
Dù đã sang mùa mưa, nhưng tiết trời tại Bagan nhìn chung vẫn oi bức. Vì thế, để tham quan khu đền chùa, chúng tôi sắp xếp vào lúc khoảng 3h chiều. Thôi thì không ngắm được bình minh thì canh hoàng hôn xuống. Và đúng là chúng tôi đã không phải thất vọng vì cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp nơi đây. Mặt trời dần dần khuất sau những ngôi chùa, lặn dần ở phía chân trời, bên dòng sông thơ mộng. Điều rất thú vị trong buổi ngắm hoàng hôn Bagan hôm đó là chúng tôi còn được ngắm cầu vồng đôi khi có vài cơn mưa đi qua trên rặng núi.
Hoàng hôn tại Bagan vẫn rất đẹp
Tượng phật tại chùa Ananda, khách thăm quan có thể mua lá vàng với giá 2.000 kyat (hơn 40.000 đồng) để dát lên
Bagan chủ yếu là đền chùa, cuộc sống người dân ở đây không tấp nập. Dân cư thưa thớt. Buổi sáng ngày thứ 2 ở Bagan, theo gợi ý của chủ khách sạn, chúng tôi lên một tu viện ở trên một ngọn núi cao nhất tại Bagan - nơi mà nếu trời đẹp sẽ có thể nhìn toàn bộ khu Bagan rộng lớn. Nhưng trời không được đẹp, những cơn mưa cứ lần lượt kéo đến, thi thoảng chúng tôi lại phải trú mưa đâu đó. May mắn là người lái xe có ghé lại con đường rất nhiều cây thốt nốt mà trong sáng sớm ngày hôm đến Bagan chúng tôi mới chỉ nhìn lướt qua.
Tu viện nằm trên ngọn núi Popa cao nhất tại Bagan có rất nhiều khỉ vàng sinh sống
Bagan có cả cánh đồng thốt nốt và nó trở thành đặc sản tại đây với món đường thốt nốt cực rẻ: 1.000 kyat (hơn 20.000 VNĐ) cho 1 cân đường, rượu thốt nốt, nước thốt nốt tươi, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lá cây... Ngoài ra, chúng tôi còn được ăn món đỗ tương rang, lạc rang, vừng rang rất thơm ngon. Thêm nữa chúng tôi cũng được trải nghiệm việc ép cùi cây thốt nốt lấy tinh dầu bằng cách điều khiển chú bò trắng đi vòng tròn xung quanh một cái máy ép thủ công.
Chế biến thốt nốt
Các món ăn thơm ngon từ vừng, lạc
Tu viện trên núi có tên là Taung kalat. Nó được đặt trên miệng của ngọn núi lửa tên là Popa đã ngừng hoạt động từ lâu. Điểm ấn tượng là đường lên chùa được lát đá trống trơn (do Lữ khách phải bỏ dép), có mái che. Trời mưa thì có một đội quân lau nước tù đọng (mình nhớ tips một vài trăm kyat cảm ơn họ). Tu viện này còn là nơi sinh sống của rất nhiều chú khỉ vàng. Những con khỉ này rất nghịch ngợm, tham ăn và láu cá. Tôi đã từng bị giật mất chiếc mũ đội trên đầu, và phải mua kẹo cho chúng ăn để “chuộc” lại chiếc mũ. Một trải nghiệm nhớ đời.
Hồ Inle - Một Đà Lạt tại Myanmar
Tạm biệt Bagan, chúng tôi tới vùng cao nguyên có hồ Inle vô cùng nổi tiếng. Cảm giác khi đặt chân tới nơi này có chút thân thuộc như đang ở cao nguyên Đà lạt của Việt Nam. Khí hậu rất mát mẻ, những khu nhà biệt thự nhỏ xinh, rất nhiều hoa lá đẹp tuyệt vời. Hồ Inle rất dài, rộng, cuộc sống ở đây cũng rất sôi động, đông dân. Đây là một vựa lúa lớn của Myanmar, tàu thuyền buôn bán tấp nập. Điều đặc biệt và khác biệt ở đây chính là những làng nổi ở trên hồ.
Mênh mông sông nước Inle
Những ngôi nhà trên làng nổi ở hồ Inle
Cuộc sống chài lưới của người dân trên hồ Inle
Những khu vườn nổi, trong đó cà chua được trồng rất nhiều, chúng rất tươi ngon và giá khá rẻ khoảng 5.000 đồng/ cân
Thuê một chiếc thuyền với giá 7.000 kyat (hơn 150.000 VNĐ) , chúng tôi có được nửa ngày khám phá vùng sông nước ở đây. Mùa mưa nên nước đục, mênh mang như ở giữa biển hồ. Inle nổi tiếng bởi cách đánh bắt cá bằng chân của những người đàn ông. Nhưng bây giờ cũng khá hiếm, lác đác trên hồ, chúng tôi chỉ thấy vài người còn giữ cách thức đánh bắt này.
Thuyền đưa chúng tôi đi tham quan những làng nghề truyền thống như làm bạc, làm thuyền gỗ, “xì gà” kiểu Myanmar, dệt vải… Chúng tôi tiếp tục phải đối mặt với những cơn mưa khiến đôi lúc phải ghé vào một ngôi nhà trong làng để trú chân. Dù sao chúng tôi cũng kết thúc hành trình suông sẻ và vui vẻ.
Máy dệt vải
Ngày thứ 2 tại Inle, chúng tôi thuê xe đạp đi dọc con đường ven sông, hai bên là những cánh đồng lúa, ngô trải dài xanh mướt mát. Con đường nhỏ nhỏ, quanh co, không khí mát mẻ đem đến cho chúng tôi một trải nghiệm như hành trình trở về tuổi thơ với những ngày tháng thong dong không lo nghĩ.
Buổi sáng yên bình mát mẻ tại Inle
Vậy là một tuần hành trình của chúng tôi cũng đi tới những ngày cuối. Chúng tôi trở lại Yangon vào sáng ngày chủ nhật để kịp cho chuyến bay buổi tối về Việt Nam. Một tuần chưa thể khám phá trọn vẹn được đất nước Myanmar đang mở cửa mạnh mẻ, nhưng cũng đủ cảm nhận thêm về một vùng đất mới, về con người nơi đây còn rất hiền hòa, thân thiện, thật thà…
Tương lai Myanmar có thể sẽ tiến rất nhanh trong quá trình hiện đại hóa, chúng tôi hẹn sẽ quay lại Myanmar vào một vài năm sau đó, cùng với con cái khi chúng đã lớn, đủ sức khỏe, để cùng trải nghiệm với bố mẹ.
Theo Mask Online