==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Cố đô Yangon (Myanmar) là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất khi đi thăm quan ở Châu Á. 

Những điều khác lạ có thể bạn chưa biết tại đất nước chùa vàng Những điều khác lạ có thể bạn chưa biết tại đất nước chùa vàng

 

Lữ khách  chương trình Myanmar khi đến đến đây sẽ hoàn toàn bị chinh phục bởi những hồ nước trong xanh, những công viên rợp bóng cây và những loài cây nhiệt đới xanh tươi. Đây chính là lý do khiến Yangon được mệnh danh là “Khu vườn của phương Đông”.

 

Năm 2006, thủ đô của Myanmar chính thức đươch chuyển từ  Yangon về Naypyidaw. Tuy nhiên cho đến nay, khi nhắc đến Myanmar, mọi người vẫn thường chỉ nhắc đến Yangon,cố đô nằm ở ngã ba sông Yangon và Bago.

 

THÀNH PHỐ YANGON – MYANMAR

 

Yangon hay Ngưỡng Quang ( trước đây gọi là Rangoon là thành phố lớn nhất Myanmar  (trước đây là Miến Điện)) với dân số 4.082.000 (2005). Thành phố nằm ở ngã ba sông Yangon và sông Bago, cách Vịnh Martaban 30 km. Tọa độ của Yangon là 16°48′ vĩ bắc, 96°09′ độ kinh đông (16.8, 96.15), theo múi giờ UTC/GMT +6:30 h.

 

Tháng 11 năm 2005, Hội đồng hành chính quân sự Myanma đã quyết định dời đô từ Yangon về Naypyidaw thuộc tỉnh Mandalay. Naypyidaw chính thức trở thành thủ đô mới của Myanma từ ngày 26 tháng 3 năm 2006.

 

So với các thành phố lớn ở Đông Nam Á, Yangon tương đối kém phát triển. Việc bùng nổ xây dựng phần lớn là do đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc và Singapore. Nhiều cao ốc thương mại và nhà ở đã được xây dựng ở trung tâm thành phố. Yangon có nhiều tòa nhà thời thuộc địa nhất Đông Á hiện nay[2]. Các văn phòng chính phủ ở trong các tòa nhà được xây thời thuộc địa (ví dụ: Tòa án Tối cao Myanma, Tòa thị chính, Chợ Bogyoke và Bệnh việc đa khoa đang được đưa vào kế hoạch gia cố nâng cấp. New Towns và các khu ngoại ô khác như thị trấn Thaketa vẫn tiếp tục nghèo khổ.

 

THÀNH PHỐ YANGON – MYANMAR1

 

Yangon hàng ngàn năm tuổi, có diện tích chưa bằng 1% Myanmar (576 km2, bằng ¼ Sài Gòn) nhưng chiếm tới 11% dân số (5 triệu người). Từ trên máy bay, Yangon trong nắng chiều, bình dị và ấn tượng. Những tháp vàng óng ánh đan xen với các khu dân cư, quấn quít cây xanh ẩn hiện. Cơ man nào là tháp, gắn liền với chùa, sắc vàng nhuộm cả trời đất. Phải gọi Myanmar là xứ sở Chùa Tháp mới đúng.

 

Thành phố Yangon – Myanmar hiện nay vẫn còn giữ được nét hấp dẫn của nó, với những con đường rộng, và những hàng cây xanh mượt dọc theo các con đường, mặt hồ thì yên tĩnh. Một điểm thu hút nhất nơi đây chính là kiểu kiến trúc độc đáo của nó. Ngồi đền Shwedagon, được xem như một trong những kỳ quan cổ đại của thế giới. Ngồi đền có chiều cao 98 mét, và nó thực sự là ngọn đèn vàng nằm giữa thành phố. Chính vì thế quý khách có thể nhìn thấy ngồi đền ở bất kỳ nơi nào trong thành phố. Cây xanh cũng là một phần quan trọng tô điểm cho nơi đây.

 

Theo truyền thuyết, ngồi đền được xây dựng cách đây 2500 năm, và được cất giữ các di tích tóc của Đức Phật. Trong nhiều thế kỷ qua, người dân nơi đây đã quyên góp tài sản của họ như là một phần tích luỹ công đức để xây dựng ngôi đền. Họ đã quyên góp vàng và các đồ trang sức cho ngôi đền, tính đến bây giờ, đã có hơn 80. 000 đồ trang sức trong ngôi đền, đặc biệt là quả cầu kim cương stud được đặt trên đỉnh của ngôi đền. Xung quanh khu vực ngôi đền là các đền thờ cao chót vót và 1 số cửa hàng nhỏ, nơi phục vụ cho khách hành hương ghé thăm nơi đây. Đây cũng là nơi tập trung chính của cả đất nước để tỏ lòng tôn kính với Đức Phật. Ở đây, quý khách có thể tận mắt chứng kiến các nghi thức của trung tâm Phật giáo myanmar khi họ cầu nguyện và dâng lễ vật.

 

Yangon còn có chùa Laba Moni với tượng Phật bằng cẩm thạch màu xanh tro nguyên khối, cao gần 20m và nặng hơn 900 tấn. Cung điện nổi Krawei lộng lẫy trên hồ Kundawgyi. Chợ Bogyoke bán rất nhiều đá quý, từ cẩm thạch, ruby, sapphire đến hồng ngọc, đồ trang sức, đồ thủ công, hàng lưu niệm bằng gỗ thơm… Nếu biết cách mua, các loại tranh đá quý, vòng tay cẩm thạch, dây chuyền… giá rất rẻ. Cứ trả giá thoải mái và có thể mua bằng USD.

 

Đi dạo một vòng quanh Yangon, sẽ khiến ban có cảm giác như lạc vào một thế giới khác, thế giới của nhưng ngồi làng “ngủ”. Thị trấn Thanlyin và Kyauktan, điển hình là những tu viện cũ và những ngồi chùa ẩn trong các khu rừng nhỏ. Các lễ hội ở chùa Kyaik Khauk thuộc thị trân Kyauktan là một trong những hội chợ lớn nhất trong khu vực. Gần đó là ngôi làngTwante, nổi tiếng với các kỹ thuật làm gốm truyền thống vẫn được lưu giữ.

 

Văn hóa

Ngôn ngữ chính thức là tiếng Myanmar.  Tiếng Anh cũng được những người lớn tuổi hoặc có học sử dụng rộng rãi ở nội ô. Yangon có trường đại học lâu đời nhất Myanmar (thành lập năm 1920). Hai trong bốn học viên y khoa đặt ở thành phố này.

 

Kinh tế

Yangon là trung tâm kinh tế của Myanma. Phần lớn xuất nhập khẩu đến từ Yangon. Năm 2004, chính phủ đã cho phép Công ty phát triển khu chế xuất Shanghai Jingqiao triển khai kế hoạch lập Đặc khu kinh tế lớn nhất Myama ở Thanlying Township gần cảng Thilawa. Quy hoạch đã được hoàn thành năm 2006 nhưng vẫn chưa được phê duyệt.

 

Giao thông

Sân bay quốc tế Yangon cách trung tâm thành phố 19 km. Xe bus luôn chật cứng khách. Hệ thống đường sắt tỏa lên các tỉnh phía bắc Myama. Chính phủ thường xuyên hạn chế nhập khẩu xe hơi. Do đó, thị trường chợ đen cung cấp xe mới và xe đã qua sử dụng từ Thái Lan và Trung Quốc. Xăng dầu cũng được phân phối theo tiêu chuẩn và cũng có chợ đen cấp xăng dầu. Việc đi xe máy trong thành phố là bất hợp pháp.

 

Yangon được người Anh quy hoạch chuyên nghiệp, giờ như một lãng tử lịch lãm sa cơ. Đường sá thẳng tắp bàn cờ, phố xá không có hẻm. Có những khu chung cư nhếch nhác, xập xệ, những khu phố “đặc trưng” của người Hoa, người Ấn. Đường phố và nhà cửa đều “thay lời muốn nói” rằng “lâu lắm rồi, chúng tôi chưa được tu sửa và bảo dưỡng”. Bên cạnh đó vẫn có những biệt thự nhà giàu, cổ kính và sang trọng. Những kiến trúc cổ của người Anh để lại ăn đứt nhiều công trình tương tự của người Pháp ở Đông Dương. Sau thời gian dài “nghỉ xả hơi”, nhiều công trình mới đang hối hả thi công, như khát vọng tăng tốc phát triển của người dân Myanmar.

 

Thành phố có khá nhiều tòa nhà thời thuộc địa Anh, nhưng cũng nhiều cao ốc thương mại và nhà ở mới được xây dựng. Yangon có khoảng 5 triệu dân nhưng gần như không nhìn thấy xe máy. Chỉ có taxi và xe buýt. Công chức và người thu nhập từ trung bình trở lên hay đi taxi, còn dân nghèo đi xe buýt hoặc đi bộ. Anh Zai Myo Thet, một tài xế taxi, nói chính phủ cấm người dân (trừ công chức) sở hữu và đi xe máy trong thành phố. Tuy nhiên, tại nông thôn và các vùng sâu vùng xa người dân vẫn được đi xe máy.

 

Phần lớn ôtô ở Myanmar là xe cũ của Nhật đời 1980, 1990, thậm chí còn cả đời 1950. Gần như toàn bộ taxi trên đường không đóng hoặc không có cửa kính. Xe không có máy điều hòa, nội thất sờn rách, máy móc kêu lục cục, nhiều ổ máy cạnh vôlăng bị móc trơ ổ. Thời tiết nóng gần 40 độ C, tài xế nào cũng có một chai nước uống, quạt cói và khăn lau mồ hôi.

 

Đầu tiên chúng tôi rất sốc vì không biết liệu lúc nào khung cửa xe bật ra, nhưng đi nhiều cũng quen. Xe rung bần bật, lọc xọc nhưng nhiều bác tài lái rất “tít”. Hành khách kêu oai oái vì sợ nhưng tài xế luôn miệng trấn an không sao. Các xe buýt thì luôn chật cứng người vì người dân chẳng còn lựa chọn nào khác. Khách nước ngoài đi phượt rất tiếc tiền cũng chịu không dám chen lên xe buýt.

 

Do không có xe máy nên dù nhiều ôtô nhưng đường phố Yangon hầu như không tắc đường. Anh bạn cùng đi cứ chép miệng: “Ước gì Hà Nội cũng cấm được xe máy như Yangon”. Yangon cấm tiệt xe 2 bánh mà xe hơi thì ít nên đường phố vắng hoe, tĩnh lặng. Xe hơi riêng đa phần cũ kỹ. Giá xe hơi ở Việt Nam đã đắt nhưng ở Myanmar gần gấp đôi. Xăng vừa đắt lại bán theo tem phiếu, như thời bao cấp ở Việt Nam. Các loại xe công cộng như xe bus, xe đò, xe lam,… thì cổ lỗ và chở bao nhiêu cũng được, người đứng, đu, bám… nhiều hơn người ngồi. Xe gì ở Myanmar cũng chở người được, kể cả xe công nông tự chế, xe do gia súc kéo. Rất ít xe đời mới. Taxi cũng vậy, chẳng có đồng hồ, máy lạnh gì ráo. Cứ trả giá theo khoảng cách và chuyến, nhiều lúc phải ngồi ghép với khách lạ.

 

Đến xe đạp cũng phải nhập của Trung Quốc và Thái Lan. Người Myanmar chế cái thùng ngồi và gắn thêm bánh, thế là thành xe Trisaw – một loại xe 3 bánh có chức năng như xích lô ở Việt Nam. Nhìn bề ngoài, Trisaw không đẹp và chắc như xích lô nhưng có thể chở được 2 người hoặc 300 kg hàng hóa hay gia súc. Tôi đã leo lên thử làm tài xế, dễ hơn nhưng đạp nặng hơn xe xích lô.

 

 

Cứ ngỡ đến Yangon không có điện thoại, không Internet, thiếu điện, nhưng tình cảnh cũng chẳng đến nỗi. Mạng điện thoại của Myanmar cũng tàm tạm. Dưới sảnh các khách sạn từ 3 sao trở lên có wifi, nhưng tốc độ truy cập chậm đến nản lòng.

 

Nhu cầu điện thoại của người dân Myanmar rất cao. Cứ khoảng vài chục mét trên đường phố Yangon lại có những bàn điện thoại của tư nhân đặt 3-5 máy quay số cũ kỹ phục vụ khách hàng. Vào đúng tầm, người người xếp hàng chờ gọi. Cước điện thoại nội địa không đắt lắm. Gọi thoải mái trong khu vực Yangon chỉ mất 1.000 kyat (tương đương 28.000 đồng). Chỉ những người khá giả và người làm trong Lữ Hành mới có điện thoại di động.

 

Trên đường phố Yangon nhan nhản các máy phát điện to nhỏ đặt trong các lồng hoặc ngôi nhà bằng sắt gắn chặt ngoài vỉa hè. Hỏi ra mới biết do Myanmar rất thiếu điện, nguồn điện từ mạng lưới điện của chính phủ yếu, hay bị mất nên nhiều hộ gia đình, cửa hàng, tòa nhà phải có sẵn máy phát điện. May mắn trong mấy ngày chúng tôi ở Yangon điện lưới quốc gia không bị mất lần nào…

 

Có nhiều số liệu về lượng vàng trong chùa, con số nào cũng tính bằng tấn. khách thăm quan và phật tử nườm nượp nhưng không ồn ào mà thành kính và trang nghiêm cúng vái. Lễ vật là hoa, quả, nến và những lá vàng mỏng để dát lên tượng Phật, lên bảo tháp. Tiền chỉ bỏ vào hòm công đức. Không thấy cảnh đốt nhang mù mịt. Tôi đã đến viếng chùa, cả buổi sáng vẫn chưa đi trọn vẹn. Lúc ra cổng, mồ hôi nhễ nhại, người bảo vệ giữ giày phát cho mỗi Lữ khách một khăn lạnh, vừa xé ra định lau mặt thì được ra hiệu “khăn dùng để lau chân”. Chả là vào chùa phải cởi giày, tháo vớ. Shwedagon đẹp nhất vào sáng sớm tinh mơ và buổi tối, rực rỡ ánh vàng, cứ như niết bàn ở hạ giới. Mới hiểu vì sao thiên hạ gọi Myanmar là vùng đất vàng.

 

Bị Mỹ và Liên minh châu Âu cấm vận hơn 30 năm nên Myanmar cũng cấm cửa khách thăm quan nhiều nước. Có lịch sử lâu đời và nhiều công trình tầm cỡ nhưng chưa có cái nào được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Chính trường biến động, đất nước nghèo khó nhưng cuộc sống của người dân Myanmar êm ả, không tất bật bon chen, theo triết lý đạo Phật “thiểu dục tri túc”, không cần kiếm tiền bằng mọi giá để lao tâm khổ xác, có khi còn gây ra nghiệp ác, “thà ăn xin còn hơn ăn cắp”. Hiện nay Myanmar đang cố phá vỡ vòng kim cô kìm hãm đất nước, có nhiều cách làm táo bạo và bước đi quyết đoán. Đây là thị trường hợp tác đầy tiềm năng và hứa hẹn, cả hành trình, thương mại, dịch vụ và nhiều lĩnh vực khác.

 

Hiện nay, Yangon – Myanmar thực sự là một điểm tham quan đầy hấp dẫn mà bất kỳ Lữ khách nào cũng không thể bỏ qua. Bên cạnh những ngồi chùa Botahtaung, Sule và Chaukhtatgyi nổi tiếng, cũng có một số kiến trúc độc đáo khác như đền thờ Hindu, nhà thờ Hồi giáo, và Thiên Chúa Giáo. Bảo tàng quốc gia myanma vẫn còn lưu giữ rất nhiều bảo vật có từ thời các vương quốc cổ đại. Quý khách cũng có thể đi dạo ở công viên cạnh hồ Kandawgyi hoặc quý khách có thể đi ở các khu chợ nằm trong thành phố.

 

Nơi được nhiều khách ghé thăm nhất đó là khu trung tâm thương mại Bogyoke Aung San, nằm ở trung tâm thành phố, nơi buôn bán tất cả mọi thứ từ đá quý đến sản phẩm lụa cao cấp.

Đối với những quý khách có nhu cầu giải khát, thành phố Yangon có rất nhiều của hàng giải khát, phục vụ đầy đủ lựa chọn cho quý khách. Bao gồm ẩm thực Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và các món ăn Châu Á, và tất nhiên là không thể thiểu ẩm thực của người Myanmar.

 

THÀNH PHỐ YANGON – MYANMAR

THÀNH PHỐ YANGON – MYANMAR
43 4 47 90 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==