hành trình Myanmar Hệ thống nhà băng cũ kỹ, ATM lại quá mới mẻ khiến người dân đến giao dịch đều đựng tiền trong bao gạo. Tiền được bó và xếp thành chồng trên bàn, thậm chí để cả xuống sàn nhà, chắn cả lối đi.
Đến Bagan thăm những ngôi chùa cổ đẹp ‘’bất biến’’ (Phần 1)Ngân Hàng Myanmar Ngập Trong Tiền Mặt
Khi bán xong căn nhà ở Yangon, Nyein Chan Aung lại băn khoăn sẽ làm gì với số tiền này, gửi tiết kiệm hay giữ lại. Cuối cùng, anh quyết định gửi một phần ba vào ngân hàng, còn lại để ở nhà. Lý do duy nhất Nyein Chan Aung chọn ngân hàng là sợ nhà có thể bị cháy.
Hệ thống ngân hàng tại Myanmar hiện cũ kỹ, lạc hậu, bị chính quyền trước đây thao túng và gần 90% người dân thờ ơ. Họ chẳng cần đến ngân hàng và chỉ thích để tiền ở nhà. Giới phân tích nước ngoài đều nhận định Myanmar là một nền kinh tế toàn tiền mặt.
Người dân Myanmar mang tiền đến ngân hàng trong bao tải gạo. Ảnh: NPR |
Chính phủ Myanmar nỗ lực ưu tiên cải thiện hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, người ngoài chỉ cần thoáng nhìn đã có thể thấy rất nhiều vấn đề nhà băng đang gặp phải. Bàn làm việc của giao dịch viên ngập chìm trong tiền mặt. Tiền được bó như nén gạch, xếp chồng lên nhau hoặc để cả xuống sàn thành dãy. Khách mang tiền đến gửi cũng đựng trong những chiếc bao tải gạo căng phồng. Còn nhân viên bảo vệ liên tục giúp họ khiêng từng bao tải tiền vào ngân hàng.
Myanmar vẫn hoạt động với hệ thống tín dụng đúng nghĩa. Còn ATM là khái niệm tương đối mới mẻ ở đây và lại chẳng mấy khi hoạt động.
Tiền để thành dãy trong ngân hàng, cả trên bàn và dưới sàn nhà. Ảnh: CNN |
Hệ thống nhà băng thường thấy ở các quốc gia như vay vốn dễ, nhiều dịch vụ tài chính, hoạt động liên ngân hàng sôi nổi đều không hề tồn tại ở đây. Các doanh nghiệp cũng chẳng được phép vay vốn với kế hoạch trả nợ quá một năm. Cuối mỗi ngày, các giám đốc nhà băng còn phải gọi điện cho ngân hàng trung ương để thông báo về số dư tài khoản.
Myanmar đang chờ Quốc hội chấp thuận một dự luật ngân hàng. Vì vậy, việc cải tổ hệ thống ngân hàng vẫn dậm chân tại chỗ. Tuy nhiên, kể cả khi luật này được thông qua, các nhà băng cũng sẽ phải nỗ lực rất lớn để lấy lại niềm tin từ người dân, vốn đã bị bào mòn suốt hai thế hệ chính quyền trước.
Một dấu hiệu biến chuyển hiếm hoi là thẻ tín dụng trở nên phổ biến tại Myanmar, nhưng chỉ với hai đại gia nước ngoài là Visa và Mastercard. Các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn vắng bóng. Visa thậm chí còn lên kế hoạch phát hành thẻ trả trước cuối năm nay. Tuy chỉ là thay đổi nhỏ, với Myanmar, việc này lại rất quan trọng khi họ đã sẵn sàng hội nhập vào hệ thống tài chính thế giới.