hành trình Myanmar tham gia lễ hội Thingyan, một lễ hội đón mừng năm mới hay còn gọi là lễ té nước, một sự kiện quan trọng và đầy ý nghĩa của người Myanmar cũng mang đậm màu sắc văn hóa Phật giáo. Lễ hội rơi vào tuần thứ hai của tháng tư hàng năm và kéo dài ba hoặc bốn ngày. Người Myanmar trên khắp mọi miền đất nước tổ chức lễ hội bằng cách tạt nước lên người khác. Nó có ý nghĩa rửa sạch những dơ bẩn đã tích tụ trong suốt một năm qua và đón chào năm mới với sự thanh khiết của thân và tâm.
Tìm hiểu lịch sử Myanmar thời kỳ đế quốc thực dân cai trị
Từ thời Bagan là lúc Myanmar được thống nhất lần thứ I bởi vua Anawhata (1047-1077), lễ hội té nước đã rất phổ biến trong dân gian và hàng quý tộc vua chúa cũng tham gia vào lễ hội. Ngày xưa, người Myanmar dùng nhánh lá hồng táo nhúng vào nước thơm đựng trong bát đồng hoặc bát bạc và rưới lên người khác vì lá hồng táo là biểu tượng của phước đức và an lành và sẽ mang lại phước lộc cho cả người rắc nước và người được rắc.
Ngày nay, tại cố đô Yangon, hàng nghìn người bắt đầu ngày lễ bằng việc đi chùa cầu bình an, thực hiện nghi thức tắm Phật và sau đó đổ ra đường phố, lấy nước dội lên nhau thay cho lời chúc mừng năm mới. Người Myanmar quan niệm rằng, việc té nước vào người sẽ gột bỏ những u ám của năm trước, để bắt đầu một năm mới với diện mạo sạch sẽ tinh khiết. Các hoạt động tương tự cũng được tổ chức ở thủ đô Naipidaw, Mandalay và nhiều nơi khác.
Thingyan là một lễ hội thuần túy thế tục và không được đề cập đến trong kinh điển Phật giáo nhưng người dân Myanmar tổ chức lễ Thingyan lồng ghép với nghi thức Phật giáo nên mặc dù ‘ăn chơi’ trong lễ hội té nước nhưng họ cũng không quên tổ chức lễ hội trong không trí trang nghiêm.
Thingyarsar (Sấm truyền hay “ xăm quẻ”) cũng là một điều không thể thiếu trong lễ hội Thingyan. Lời Thingyarsar sẽ được viết bởi các nhà tiên tri khéo tay và đáng tin cậy mấy tháng trước lễ hội, trong đó cho biết thời gian để tổ chức lễ hội và Đế Thích sẽ cỡi con vật gì để giáng trần và tay cầm vật gì. Từ đó sẽ biết được vận mệnh của người chủ ‘lá xăm’.
Năm mới là một dịp làm phước quan trọng của người Myanmar. Cán bộ nhà nước thường hiếm có dịp nghỉ lễ liện tục mấy ngày liên tiếp nên nhân dịp năm mới họ thường tranh thủ đi chùa và làm việc phước thiện. Những ngày tết các trung tâm thiền của Myanmar đông ghẹt người vào để tu thiền và làm phước. Già, trẻ, nam, nữ đều cùng nhau đi chùa. Con cháu trở về thăm ông bà, chúc tết, chúc thọ, tắm rửa, gội đầu, cắt móng tay…người lớn thì khuyên dạy con cháu và cho quà, chúc phúc. Trong tinh thần đó, người dân Myanmar đón năm mới rất an vui theo tinh thần Phật giáo.