==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Trong quá trình tìm kiếm thị trường thuộc địa, thực dân Anh đã tìm thấy ở Miến Điện những thứ mà người Anh đang cần. Từ cuối thế kỷ XVIII, hoạt động giao thương buôn bán cùng với các đợt truyền đạo tại Miến Điện đã được thực dân Anh tiến hành. Đứng trước nguy cơ bị Pháp thôn tính mảnh đất mầu mỡ này khi Pháp giúp đỡ người Mon đánh chiếm kinh đô của người Miến, thực dân Anh càng quyết tâm thực hiện dã tâm của mình.

Các Lễ Hội Lớn Của Myanmar Các Lễ Hội Lớn Của Myanmar

Dưới đây là lịch sử Myanmar thời kỳ đế quốc thực dân cai trị mà có thể bạn quan tâm khi đi hành trình Myanmar.

Tìm hiểu lịch sử Myanmar thời kỳ đế quốc thực dân cai trị - Ảnh 1

Chiến tranh Anh – Miến lần thứ nhất (1824-1826) và hiệp ước Yandabo

Tìm hiểu lịch sử Myanmar thời kỳ đế quốc thực dân cai trị - Ảnh 2

Năm 1819, Anh chiếm xong Xingapo, năm 1820, Anh thôn tính Neepan. Miến Điện trở thành đối tượng xâm lược cảu Anh. Sự căng thẳng giữa vương triều phong kiến Miến Điện với Anh ngày một gia tăng, sau khi xảy ra tranh chấp giữa hai bên tại Đảo Xahpuri giữa sông Naaf – biên giới tự nhiên giữa Rakhine (Miến Điện) và Bengal (thuộc địa Anh).

Ngày 5-3-1824, quân đội Miến Điện được trang bị bằng súng trường thô sơ và súng đại bác chế tạo từ thế kỷ XVII không thể chống trả súng máy, đại bác hiện đại và tàu chiến cảu quân Anh. Thừa thắng, đầu năm 1825 quân Anh ngược sông Ayeyarwady tràn vào Rakhine, sau đó tiến đến Yandabo (chỉ cách Inwa 80 dặm). Miến Điện thua trận, buộc phải chấp nhận các điều kiện khắc nghiệt của Anh.

Ngày 24-6-1826, hiệp ước Yandabo được hai bên ký kết với các điều khoản:

Miến Điện nhượng cho Anh các vùng lãnh thổ Rakhine, Taninthayi và Atxam.

Miến Điện bồi thường chiến tranh cho Anh 1 triệu Sterling, trả làm bốn lần trong hai năm.

Hai bên ký hiệp ước buôn bán và trao đổi đại diện.

Khoản tiền bồi thường quá lớn, vượt quá khả năng thánh toán của Miến Điện khiến Miến Điện hoa kiệt ngân khố. Năm 1827, phái đoàn Miến Điện phải sangCalcuttaxin hoãn trao trả đợt ba và đợt bốn.

Thất bại nhanh chóng trong cuộc chiến với Anh là một bất ngờ lớn đối với toàn dan Miến Điện, làm bùng lên phóng trào Miến Điện, làm bùng lên phong trào kháng chiến chống xâm lược ở những vùng đát bị dân cai trị. Với nhiều kinh nghiệm cai trị thuộc địa, năm 1830 thực dân Anh cử Tướng Henry Burney sang Miến Điện thực hiện chính sách Anh chia để trị.

Chiến tranh Anh – Miến lần thứ hai (1852-1853)

Tìm hiểu lịch sử Myanmar thời kỳ đế quốc thực dân cai trị - Ảnh 3

Không chỉ dừng lại ở đó, với tham vọng thôn tính toàn bộ Miến Điện để nối liền Calcutta với Xingapo, thực dân Anh tiếp tục tìm kiếm các cơ hội để tiến hành gây chiến tranh giành đất.

Tháng 8-1851, trước sự lồng hành của các thương gia người Anh, Vua Pagan Min chấp thuận đề nghị của Thủ hiến Yangon, bắt giam bắt viên thuyền trưởng người Anh về tội giết người. Lúc này thực dân Anh đã bình định xong người Sikh ở Ấn Độ, coi đây là cơ hội thuận lợi để tấn công Miến Điện.

 

Ngày 18-1-1852, Lambert – Phó Tư lệnh hải quân Anh – gửi tối hậu thư cho triều đình Miến Điện đưa ra những đòi hỏi phi lý. Vua Pagan Min biết rõ sự thu kém về quân sự của Miến Điện nhưng không thể nhịn nhục, đành chấp nhận chiến tranh.

Từ tháng 2-1852, bộ binh Anh và lính đánh thue Ấn Độ được hải quân đại bác yểm trợ, liên tục mở các chiến dịch tấn công chiếm đóng Yagon, Bassein, Bago rồi theo sông Ayeyarwady tấn công về phía kinh thành Miến Điện.

Tháng 1-1853, quân Anh tiếp tục tiến lên phía Bắc, chiếm được Myede – cách thủ phủ Prom chỉ 50 dặm. Rút kinh nghiệm cuộc chiến tranh lần trước, quân Miến Điện vừa đánh trực diện vừa đánh du kích vừa rút lui, khiến quân Anh thiệt hại quá nhiều. Tốc độ tiến quân cảu quân Anh ngày càng chậm lại.

Giữa lúc đó, triều đình Miến Điện xảy ra binh biến giữa phái chủ chiến và phái chủ hòa. Thái tử Mindon cầmđầu phải chủ hòa thắng thế. Mindon lên ngôi vua. Ngày 31-3-1853, triều đình Miến Điện đàm phán với Lambert. Hai bên thỏa thuận tạm ngừng chiến sự vào ngày 30-6-1853. Cuộc chiến tranh lần thứ hai tự kết thúc.

Trong cuộc chiến tranh lần thứ hai, thưc dân Anh mở  rộng vùng đất chiếm đóng tới toàn bộ Yangon, Toungoo và vùng đồng bằngIrrawaddyrộng lớn. Về phía Miến Điện, Không chỉ gặp phải đối thủ có vũ khí và tàu chiến hiện đại, nhiều kinh nghiệm chinh phạt, mà quan trọng hơn là nội bộ triều đình Miến Điện lục đục, thiếu một vị minh quân tài ba như các vị vua trước đây.

Sau hèn kém, nhu nhược của triều đình Miến Điện khiến Miến Điện và nhân dân Miến Điện phải trả giá đắt bởi các hiệp ước bất bình đẳng năm 1862 và 1867, trong đó người Anh không chỉ được hưởng nhiều quyền lợi ưu đãi về buôn bán mà còn được hưởng quyền “bất khả xâm phạm” trên lãnh thổ Miến Điện

Chiến tranh Anh – Miến lần thứ ba (1885)

Tìm hiểu lịch sử Myanmar thời kỳ đế quốc thực dân cai trị - Ảnh 4

Sau hai lần phải cắt đất cho người Anh, triều đình phong kiến Miến Điện lúc đó đã mục rỗng, không còn đủ sức và uy tín để phục vụ lòng dân, đứng lên đánh đuổi thực dân Anh.

Sau khi giành kinh đô về Mandalay năm 1857, Vua Thibaw Min – vị vua cuối cùng của vương triều Miến Điện – lên năm quyền năm 1878, nhưng trên thực tế quyền kiểm soát đất nước lại nằm trong tay các sứ quân cát cứ. Bất lực, Vua Thibaw Min tìm đến sự giúp đỡ của người Pháp nhưng không thành.

Lợi dụng tình hình rối loạn ở Miến Điện và sợ sự can thiệp cảu Pháp sẽ ảnh hưởng đến quyền độc quyền về gỗ teak, tháng 10-1885, Toàn quyền Anh ở Ấn độ là Dufferin lợi dụng cuộc tranh chấp giữa Miến Điện với một công ty gỗ của Anh khi chính quyền Miến Điện buộc tội công ty nỳ khai thác gôc bất hợp pháp, kiếm cớ tấn công vào kinh đo Mandalay.

Với lực lượng quân đội hùng hậu và trang bị hiện đại, từ ngày 17-11-1885, chỉ sau chưa đầy hai tuàn giao tranh, quân Anh đã chiếm được Mingla, Bagan, Myingan. Ngày 27-11-1885, Vua Thibaw Min ra lệnh đầu hàng. Ngày 28-11-1885, quân Anh tràn vào kinh đô tràn vào kinh đôMandalay. Ngày 29-11-1885, Vua Thibaw Win cùng hoàng hậu và gia quyến bị quân Anh đưa lên tàu thủy lưu đày sang Ấn Độ. Cuộc chiến tranh Anh – Miến lần thứ ba kết thúc nhanh chống. Thực dân Anh hoàn thành kiểm soát nốtMandalayvà miền Bắc Miến Điện.

Chiến thắng lần thứ ba này không chỉ đảm bảo cho thực dân Anh quyền xuất khẩu gỗ teak, gạo, đá quý, dầu khí mà còn giúp chúng hoàn tất việc áp đặt cai trị trên toàn bộ lãnh thổ Miến Điện.

Năm 1886, thực dân Anh sáp nhập Miến Điện thành một bang của Ấn Độ thuộc Anh (người Miến gọi đó là “thuộc địa của thuộc địa”. Chế độ phong kiến Miến Điện chấm dứt, Miến Điện bước vào giai đoạn mới – giai đoạn đấu tranh chống thực dân Anh để giành độc lập.

Tìm hiểu lịch sử Myanmar thời kỳ đế quốc thực dân cai trị

Tìm hiểu lịch sử Myanmar thời kỳ đế quốc thực dân cai trị
88 9 97 185 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==